Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Vải địa kỹ thuật ART kết hợp với rọ đá trong các công trình đê kè chống sạt lỡ bờ sông, suối và biển ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ

Trong hai năm trở lại đây, Bà con nông dân các tỉnh Miền Tây Nam Bộ đối mặt với muôn vàng khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất do hiện tượng sạt bờ sông sạt lở bờ sông vào mùa mưa và xâm ngập mặn vào mùa nắng. Sau khi khảo sát thực địa những vùng bị ảnh hưởng nặng cũng như ảnh hưởng ít, ước lượng kinh phí xây dựng,…có rất nhiều phương án được đưa ra, nhưng phương án khả thi nhất là xây dựng đê kè chống sạt lỡ bằng rọ đá đối với những dòng sông có lưu lượng lượng dòng nước chảy nhỏ, sử dụng thảm đá (rọ đá có kích thước lớn) đối với những dòng sông có lưu lượng dòng nước chảy mạnh. Tuy nhiên, do lòng sông là vùng đất có địa hình không ổn định, hay bị sụt lún nên được dùng kết hợp với vải địa kỹ thuật để gia cường nền đất và lớp vải địa kỹ thuật giúp không cho nước thoát đi nhưng không để cát bị cuốn trôi, bảo vệ chân đê hiệu quả.

Rọ đá được làm từ sợi thép mạ kẽm giúp sợi thép kháng ô xi hóa trước điều kiện môi trường, các mắc lưới có hình lục giác và hai vòng xoắn kép giúp rọ đá tăng khả năng chịu lục dưới sự tác động của dòng nước lên thành rọ đá và sự tác động của các viên đá bên trong lên thành rọ. Các viên đá được đặt bên trong rọ đá tạo thành các rãnh, khe làm phân tán lực của các con sóng hoặc lực do dòng chảy tạo lên thành rọ đá.

Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng đơn lẻ rọ đá cho công trình đê kè bảo vệ sông suối, biển thì mức hiệu quả sẽ không được cao do các dòng chảy phía sau rọ đá tuy nhỏ nhưng sẽ cuốn cát hạt đất mịn phía sau rọ đá. Lâu ngày sẽ gây nên hiện tượng sụt lún đê kè, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. Dựa trên những chức năng cơ bản của vải địa kỹ thuật, các chuyên gia hàng đầu thế giới nghiên cứu đưa ra giải pháp để khắc phục hiện tượng trên.

Vải địa kỹ thuật thường được sử dụng trong các công trình đê kè có cường lực 15kN/m đối với công trình có dòng chảy nhỏ, 19-20kN/m đối với công trình có dòng chảy vừa và dùng loại 24-28kN/m đối với công trình có dòng chảy xiếc. Vải địa kỹ thuật sẽ dùng kết hợp với rọ đá sẽ tạo thành lớp lọc mềm dẻo nhằm giữ các hạt cát, hạt đất mịn đồng thời để nước thoát tự do vào đá trong suốt thời gian vận hành của công trình. Ngoài ra, một tính năng khác được ứng dùng trong trường hợp này là vải địa kỹ thuật có thể tạo lớp gia cường cho lớp đất dưới chân đê kè, giúp đê kè kháng sụt lún tốt hơn.

Vải địa kỹ thuật ART 15, ART 15D, ART 20, ART 24D và ART 28D được sử dụng thành công ở nhiều công trình đê kè ở các tỉnh Miền Tây, mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân.

vải địa kỹ thuật, vải địa kỹ thuật không dệt, vải địa kỹ thuật dệt, vải địa

Hình ảnh Đê - Kè ở Miền Tây làm từ rọ đá

Một số vải địa kỹ thuật thông dụng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét