Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Vải địa kỹ thuật dùng trong công trình kè ở Tp. Cao Lãnh - Đồng Tháp phần 1

Vải địa kỹ thuật dùng trong công trình kè ở Tp. Cao Lãnh - Đồng Tháp phần 1

Hạng mục này bao gồm việc cung cấp và lắp đặt vật liệu Vải địa kỹ thuật được phê duyệt như một phần của công tác đất đường.

Vật liệu

Trừ khi có quy định khác chỉ ra trong Bản vẽ hoặc theo sự hướng dẫn trực tiếp của Tư vấn giám sát, các vật liệu được sử dụng phải như sau:

Vải địa kỹ thuật ngăn cách:

Không dệt

Vải địa kỹ thuật loại không dệt phải đảm bảo ổn định trước tia cực tím, làm từ hạt polypropylen có thể được dính kết từ sợi liên tục bằng phương pháp cơ học hoặc nhiệt.

Cường độ chịu kéo của Vải địa kỹ thuật phải lớn hơn 12kN/m theo ASTM D4595 theo cả hai hướng đến khi đứt không hơn 40%. Sức cản đâm thủng theo ASTM D 4833 phải là ít nhất 350 CBR.

Vải địa kỹ thuật cường độ cao

Dệt

Các tấm vải địa kỹ thuật phải đảm bảo độ ổn định trước tia cực tím và được làm từ polypropylen.

Cường độ chịu kéo giới hạn theo ASTM D 4595 sẽ phải lớn hơn 200kN/m theo cả hai phương đến khi đứt không lớn hơn 20%.

Thi công

Các tấm địa kỹ thuật phải được lắp đặt tại các vị trí quy định được bố trí như chỉ ra trên bản vẽ. Trước khi đặt vải địa kỹ thuật, tất cả các công việc trước đó phải được hoàn thành hết, mặt nền phải được dọn sạch không có các vật liệu sắc nhọn gây thủng hoặc rách vải, nền phải phẳng và cao độ và gồ ghề phải không vượt quá 100mm và độ dốc phải nhỏ hơn 5%.

Các phần mép của tấm vật liệu vải địa kỹ thuật phải được gối chồng lên nhau khoảng 300mm hoặc khâu lại sử dụng đường khâu mép kép với khoảng cách mũi là 30mm phần thoát nước thẳng đứng được thi công sau khi đặt vải địa kỹ thuật thì Tư vấn giám sát có thể yêu cầu các mối nối phải sử dụng khâu để giảm thiểu tạp bẩn cho vải địa kỹ thuật trong suốt quá trình thi công hạng mục thoát nước thẳng đứng cho đất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét