Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật của vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật: TCVN 8871-1:2011, Phần 1: Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật của vải địa kỹ thuật.

1. Phạm Vi Áp Dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định lực kéo giật và độ giãn dài của vải địa kỹ thuật.

2. Tài liệu viện dẫn:

TCVN 8222:2009, Vải địa kỹ thuật – Qui định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê.

3. Thí nghiệm xác định lực kéo giật và độ giãn dài khi kéo giật của vải địa kỹ thuật

Lực kéo giật (Grab Strength): Lực kéo giật là giá trị kéo lớn nhất, tính bằng kilo Newton (kN) hoặc Newton (N) nhận được trong quá trình kéo cho tới khi mẫu thử đứt hoàn toàn.

Độ giãn dài kéo giật (Grab elongation): Độ giãn dài tính bằng phần trăm (%) là tỷ số giữa lượng gia tăng chiều dài của mẫu thử trong quá trình kéo và chiều dài ban đầu.

Lực kéo giật khi đứt (Grab breaking load): Lực kéo giật khi đứt là giá trị lực kéo tại thời điểm mẫu trử đứt hoàn toàn, tình bằng kilo Newton (kN) hoặc Newton (N).

Độ giãn dài khi kéo đứt (Elongation at breaking load): Độ giãn khi đứt tính bằng phần trăm (%) là độ giãn dài tại thời điểm mẫu thử đứt hoàn toàn.

3.1 Gia công mẫu thử:

Cắt cá mẫu thữ hình chữ nhật có kích thước theo chiều rộng 100 mm và chiều dài 200 mm, tiến hành kẻ các đường thẳng như sau (xem hình 1):

- Kẻ một đường thẳng dọc theo chiều dài của mẫu thử cách mép mẫu 50 mm (để đánh dấu vị trí dọc trục theo tim của ngàm kẹp, đối với các loại vải địa kỹ thuật dệt hoặc vải địa kỹ thuật gia cường, đường này phải được kẻ chính xác song song với các sợi dọc của mẫu thử.

- Hai đường kẻ song song cách nhau 75 mm theo chiều rộng cách mép mẫu thử 62.5 mm.

vải địa kỹ thuật, vải địa kỹ thuật không dệt, vải địa kỹ thuật dệt, vải địa

Hình 1: Kích thước mẫu thử vải địa kỹ thuật

Sau khi mẫu vải địa kỹ thuật dùng thí nghiệm được được chuẩn bị xong (giới thiệu ở phần 1), các mẫu thử sẽ được đưa vào máy test để tiến hành thí nghiệm.

3.2 Tiến hành thí nghiệm:

- kiểm tra thứ tự từ 6.1 đến 6.2 (giới thiệu ở phần 1) và cho thiết bị kéo chạy cho tới khi mẫu đứt hoàn toàn.

- Lưu các số liệu thu được trong suốt quá trình thử nghiệm.

- Tiếp tục lập lại tuần tự các bước trên cho tới khi thử nghiệm hết số lượng mẫu thử.

3.3 Tính toán:

3.3.1 Loại bỏ các kết quả dị thường: Theo quy định của TCVN 8222:2009 và gia công mẫu thử, xem mục 6.

3.3.2 Tính các giá trị của mẫu riêng lẻ.

3.3.2.1 Xác định giá trị lưc kéo giật đối với từng mẫu.

Giá trị lực kéo giật (ký hiệu là Tg) của từng mẫu vải địa kỹ thuật được xác định trên đường công quan hệ giữa lực kéo giật và độ giãn dài, đơn vị kN hoặc N.

Giá trị lực kéo giật khi đứt (ký hiệu là Tđ) của từng mẫu vải địa kỹ thuật được xác định trên đường cong quan hệ giữa lực kéo giật và độ giãn dài, đơn vị kN hoặc N.

3.3.2.2 Tính độ giãn dài đối với từng mẫu.

Độ giãn dài của mẫu thử tính theo công thức:

e = 100 x ΔL/Lo

ΔL=L1-L0

Trong đó:

e là độ giãn dài cua mẫu thử tính bằng (%)

L0 là chiều dài ban đầu của mãu thử tính bằng (mm)

L1 là chiều dài ra tăng của mẫu thử tính bằng (mm).

vải địa kỹ thuật, vải địa kỹ thuật không dệt, vải địa kỹ thuật dệt, vải địa

Hình 2: Đường cong quan hệ giữa lực kéo vả độ giãn dài

3.4 Các giá trị tiêu biểu:

Các giá trị tiêu biểu được xác định bởi các giá trị thu được từ các mẫu thử riêng lẻ với độ chính xác như sau:

a) Lực kéo giật chính xác tới 1 N, độ giãn dài ứng với lực kéo giật chính xác tới 1 %.

b) Lực kéo giật khi đứt chính xác tới 1 N, độ giãn dài khi đứt chính xác tới 1 %.

c) Đối với mỗi tính chất, các giá trị tiêu biểu sau đây cần được xác định:

- Giá trị trung bình

- Độ lệch chuẩn;

- Hệ số biến thiên.

( theo TCVN 8222:2009, mục 6)

4. Yêu cầu đối với việc thử thêm:

4.1 Khả năng lặp lại các kết quả:

Khi hệ số biến đổi theo quy định tại 3.3 vượt quá 20 % cần phải tăng số mẫu thử nhiều lên để thu được kết quả có giới hạn sai số cho phép theo quy định của TCVN 8222:2009 và số lượng các mẫu thử yêu cầu được tính theo TCVN 8222:2009, mục 6.

4.2 Các giới hạn sai số:

Kiểm tra các kết quả thu được theo qui định tại 3.3 để đảm bảo các giới hạn sai số thực tế không quá giới hạn qui định. Sai số kết quả thử nghiệm được coi là thỏa mãn nếu số lần thử nghiệm tính TCVN 8222:2009 không vượt quá kết quả thực tế. Nghĩa là các kết quả thử nghiệm đã thỏa mã thử nghiệm đủ số lần và đáp ứng yêu cầu của 3.3.

5. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm bao gồm các nội dung sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Loại mẫu thử nghiệm (vật liệu hoặc sản phẩm);

- Số lượng các mẫu thử được thử nghiệm theo từng hướng;

- Trạng thái của mẫu thử nghiệm (ướt hay khô);

- Kiểu, chủng loại thiết bị thử nghiệm;

- Các giá trị tiêu biểu: lực kéo giật trung bình theo từng chiều của cuộn vải, tính bằng kN hoặc N; độ giãn kéo giật trung bình theo từng chiều của cuộn vải, tính bằng %;

- Các giá trị riêng lẻ: lực kéo giật của các mẫu thử trong tập mẫu thử nghiệm theo từng chiều của cuộn vải, tính bằng kN hoặc N; độ giãn dài kéo giật của các mẫu thử trong tập mẫu thử nghiệm theo từng chiều của cuộn vải, tính bằng %;

- Biểu đồ quan hệ giữa lực kéo giật và giãn dài (Hình 2)

- Người thí nghiệm;

- Người kiểm tra;

- Ngày thí nghiệm;

- Điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm khi thử nghiệm;

- Các thay đổi về điều kiện, qui trình thử so với tiêu chuẩn này nếu có;

- Thông tin về kết quả bị loại bỏ kể cả nguyên nhân không dùng các kết quả đó để đánh giá các trị số tiêu biểu;

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét