Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Xác định kích thước lỗ biểu biến vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật: TCVN 8871-6:2011, Phần 7: Xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng phép thử sàng khô của vải địa kỹ thuật.

1. Phạm Vi Áp Dụng:

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định kích thước lỗ của các loại vải địa kỹ thuật bằng phép thử sàng khô của vải địa kỹ thuật.

2. Tài liệu viện dẫn:

TCVN 8222:2009, Vải địa kỹ thuật – Qui định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê.

3. Thí nghiệm xác định lực xuyên thủng CBR vải địa kỹ thuật

Kích thƣớc lỗ biểu kiến - O95 (Apparent opening size - O95):Kích thước lỗ biểu kiến (O95 ) của vải địa kỹ thuật được quy ước là kích thước đường kính hạt mà khối lượng của nó có 5% lọt qua mặt vải được xác định trên đường cong quan hệ giữa phần trăm lọt sàng và đường kính hạt thông qua quá trình thử nghiệm.

3.1 Gia công mẫu thử:

Cắt các mẫu thử hình tròn có đường kính không nhỏ hơn 200 mm.

3.2 Thiết bi, dụng cụ:

Máy lắc rây phải tạo ra sự chuyển động theo phương nằm ngang và thẳng đứng của rây để các hạt trên rây vừa nẩy lên vừa xoay tròn, tạo ra các hướng khác nhau của chúng trên bề mặt rây. Máy lắc rây phải là một thiết bị có tần số ổn định, sử dụng một "tay đòn" để tạo sự chuyển động có qui luật cho các hạt thủy tinh.

Khay, nắp và khung rây đường kính 200 mm.

Hạt thủy tinh hình cầu với các cỡ đường kính hạt phù hợp với Bảng 1. Chuẩn bị những cỡ đường kính hạt cần thiết cho loại vải ĐKT dự kiến thử nghiệm. Chuẩn bị ít nhất 50 gam mỗi cỡ đường kính hạt để sử dụng trước khi bắt đầu thử nghiệm.

vải địa kỹ thuật, vải địa kỹ thuật không dệt, vải địa kỹ thuật dệt, vải địa

Bảng 1: Cỡ hạt thủy tinh

Cân có khả năng cân mẫu với độ chính xác tới ± 0,01 g.

Bộ phận khử tích điện, để phòng ngừa tích lũy điện tĩnh khi các hạt thủy tinh được lắc đều trên bề mặt của mẫu thử có thể sử dụng thiết bị hoặc những chất phun "khử tĩnh điện" .

Tủ sấy.

Khay, để hứng hạt thủy tinh lọt qua rây.

vải địa kỹ thuật, vải địa kỹ thuật không dệt, vải địa kỹ thuật dệt, vải địa

Hình 1: Sơ đồ thiết bị thử nghiệm kích thƣớc lỗ biểu kiến

Sau khi mẫu vải địa kỹ thuật dùng thí nghiệm được được chuẩn bị xong, các mẫu thử sẽ được đưa vào máy test để tiến hành thí nghiệm.

3.3 Tiến hành thí nghiệm:

Lắp đặt mẫu thử vào khung rây: Cố định mẫu thử căng và phẳng không để có nếp nhăn hoặc chỗ lồi lõm. Vải ĐKT không được kéo căng qua mức hoặc biến dạng đến mức làm thay đổi hoặc biến dạng các lỗ hổng trên vải.

Đặt khung dây lên trên khay hứng hạt thủy tinh.

Đổ (50 + 0,05) g hạt thuỷ tinh theo từng từ cỡ bắt đầu từ nhỏ nhất đã được chuẩn bị sẵn vào chính giữa của mẫu vải điạ kỹ thuật.

Đậy nắp trên và đưa vào máy lắc.

Khởi động máy lắc và đập thời gian 10 phút.

Sau khi kết thúc quá trình lắc và đập:

- Lấy những hạt thủy tinh còn giữ lại trên mặt mẫu vào trong một chiếc khay;

- Lấy cả những hạt còn dính lại trên rây thu được bằng cách lật ngược mẫu thử lên và gõ mép rây làm chúng bật ra.

Cân những hạt thủy tinh lọt qua mẫu thử, độ chính xác + 0,05 g và ghi lại số liệu.

Lắp mẫu thử tiếp theo để thử nghiệm với cỡ hạt lớn hơn một cấp đường kính (trình tự thử nghiệm được lặp lại như trên). Quá trình thử nghiệm lặp lại cho đến khi khối lượng của những hạt lọt qua mẫu thử không lớn hơn 5 %.

3.4 Tính toán:

3.4.1 Tính các giá trị của mẫu riêng lẻ.

Đối với mỗi cỡ hạt được thử nghiệm với từng mẫu thử tính tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng tới số nguyên gần nhất của cỡ hạt đã lọt qua mẫu thử bằng công thức:

B = 100P/T

Trong đó:

B là tỷ lệ phần trăm khối lượng hạt lọt qua mẫu thí nghiệm, %;

P là khối lượng hạt thủy tinh trong khay hứng, g;

T là tổng khối lượng hạt thủy tinh đã sử dụng, g.

Ghi lại các tính toán và tỷ lệ phần trăm số hạt lọt qua.

Gán cho mỗi mẫu thử kích thước lỗ hổng biểu kiến bằng cỡ hạt quy định tính bằng mm của những hạt trong đó 5% trở xuống lọt qua mẫu thử.

3.4.2 Vẻ đồ thị.

Từ kết quả thử nghiệm trên 5 mẫu thử, vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng hạt lọt qua mẫu tương ứng với mỗi đường kính hạt (mm) trên hệ tọa độ bán logarite.

vải địa kỹ thuật, vải địa kỹ thuật không dệt, vải địa kỹ thuật dệt, vải địa

Hình 2: Đƣờng cong quan hệ giữa phần trăm lọt sàng và đƣờng kính hạt

3.4.2 Xác định kích thƣớc lỗ hổng biểu kiến.

Trên đồ thị (xem hình 2) xác định kích thước lỗ hổng biểu kiến theo các bước sau:

- Kẻ một đường thẳng qua điểm A có tung độ 5 % vuông góc với trục tung giao cắt với đường đồ thị tại điểm B (giao điểm);

- Tại B, kẻ đường thẳng vuông góc với trục hoành, giao điểm C của đường thẳng BC với trục hoành là giá trị đường kính hạt tương ứng với 5 % khối lượng hạt lọt qua mặt mẫu thử. Giá trị tại điểm C trên trục hoành chính là kích thước lỗ hổng biểu kiến của mẫu thử, tính bằng mm.

4. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm bao gồm các nội dung sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Loại mẫu thử nghiệm (vật liệu hoặc sản phẩm);

- Số lượng các mẫu thử được thử nghiệm theo từng hướng;

- Trạng thái của mẫu thử nghiệm (ướt hay khô);

- Kiểu, chủng loại thiết bị thử nghiệm;

- Các giá trị tiêu biểu: lực kéo giật trung bình theo từng chiều của cuộn vải, tính bằng kN hoặc N; độ giãn kéo giật trung bình theo từng chiều của cuộn vải, tính bằng %;

- Các giá trị riêng lẻ: lực kéo giật của các mẫu thử trong tập mẫu thử nghiệm theo từng chiều của cuộn vải, tính bằng kN hoặc N; độ giãn dài kéo giật của các mẫu thử trong tập mẫu thử nghiệm theo từng chiều của cuộn vải, tính bằng %;

- Biểu đồ quan hệ giữa lực kéo giật và giãn dài (Hình 2)

- Người thí nghiệm;

- Người kiểm tra;

- Ngày thí nghiệm;

- Điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm khi thử nghiệm;

- Các thay đổi về điều kiện, qui trình thử so với tiêu chuẩn này nếu có;

- Thông tin về kết quả bị loại bỏ kể cả nguyên nhân không dùng các kết quả đó để đánh giá các trị số tiêu biểu;

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét