Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên nền yếu phần 2

Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên nền yếu phần 2

III. Thi công, kiểm tra và nghiệm thu công trnh dùng vải địa kỹ thuât

3.1. Yêu cầu đối với vật liệu và thiết bị:

3.1.1. Vải địa kỹ thuật: Vải địa kỹ thuật dùng để tăng cường ổn định nền đắp trên đất yếu, phải đảm bảo có các chỉ tiêu sau đây:

- Cường độ chịu kéo giật không dưới 1,8kN (ASTM D 4632)

- Độ giãn dài: ≤ 65% (ASTM D 4632)

- Khả năng chống xuyên thủng (CBR): 1500 ÷ 5000N (BS 6906 - 4)

- Đường kính lỗ lọc: 90 ≤ 0,15mm (ASTM D 4751)

Vải địa kỹ thuật phải được bảo quản cẩn thận, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng quá 3 ngày.

3.1.2. Chỉ khâu vải phải là chỉ chuyên dùng có đường kính 1 - 1,5m, cường độ kéo đứt > 40N/1 sợi chỉ.

3.1.4. Ngoài máy móc thiết bị dùng trong xây dựng đường phải có máy khâu chuyên dụng để khâu vải địa kỹ thuật.

Máy khâu vải là loại máy khâu chuyên nghiệp có khảng cách mũi chỉ từ 7 đến 10mm.

3.2. Công nghệ thi công:

3.2.1. Thiết kế trước khi sơ đồ trải vải làm việc của máy khâu vải theo nguyên tắc tổng chiều dài đường khâu ngắn nhất. Khi sử dụng vải với mục đích gia cường thì rải vải theo hướng thẳng góc với tim đường.

3.2.2. Chuẩn bị mặt bằng trước khi trải vải địa kỹ thuật.

- Bơm hút nước hoặc tháo khô nền đường toàn bộ diện tích rải vải địa kỹ thuật.

- Dọn sạch gốc cây, cỏ rác và các vật liệu khác

- Đào đất đến cao độ thiết kế trải vải

- San phẳng đất nền trước khi trải.

3.2.3. Trải và nối vải địa kỹ thuật (các bước thi công xem hình 4)

Sau khi tạo mặt bằng, tiến hành trải vải và nối vải. Việc nối vải phải tiến hành bằng máy khâu với các kiểu khâu được giới thiệu trong hình 4. Đường khâu cách biên 5-15cm; khoảng cách mũi chỉ là 7-10mm.

3.4.2. Đắp trên vải địa kỹ thuật:

- Sau khi trải vải xong sẽ tiến hành đắp lớn đầu tiên trên vải địa kỹ thuật bằng cát hạt trung quy định ở điều 2.1.2. Nếu nền quá yếu, có thể đắp lớp đầu tiên dày 50cm (có thể tham khảo ở phụ lục 1).

- Sau khi san vật liệu tiến hành lu bằng xe bánh xích, sau đó tiếp tục lu bánh lốp và tải trọng tăng dần để đạt độ chặt theo yêu cầu.

- Từ lớp đắp thứ 2 thi công và kiểm tra bình thường như thi công nền đường.

3.2.5. Trong quá trình thi công không được để máy thi công di chuyển trực tiếp trên mặt vải địa kỹ thuật.

3.3. Kiểm tra và nghiệm thu

3.3.1. Kiểm tra trước khi thi công bao gồm công tác kiểm tra mặt bằng thiết bị, vật liệu theo yêu cầu ở 3.1.

- Nghiệm thu kích thước hình học và cao độ nền thiên nhiên khi trải vải có sự chứng kiến của tư vấn giám sát.

- Đối với vải địa kỹ thuật phải thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu nói ở điểm 3.1.1. Khối lượng kiểm tra 10.000m2/l mẫu hoặc khi thay đổi lô hàng nhập.

- Kiểm tra máy khâu và chỉ khâu vải địa kỹ thuật theo yêu cầu của điểm 3.1.2. và 3.1.4.

3.3.2. Kiểm tra trong khi thi công:

- Kiểm tra sự tiếp xúc của vải địa kỹ thuật với nền, không được gập và phần thừa mỗi bên để cuốn lên theo quy định ở điều 2.3.3.

- Cát đắp trên vải làm lớp thoát nước kiểm tra theo điểm 2.1.1. Khối lượng kiểm tra 1000m3/1 mẫu.

- Kiểm tra các mối nối vải bằng mắt, khi phát hiện đường khâu có lỗi phải khâu lại đảm bảo theo điều 3.2.3.

- Kiểm tra độ chặt nền đắp theo quy trình thi công nền đường hiện hành.

3.3.3. Kiểm tra nghiệm thu khi thi công

Tiến hành như quy trình thi công nền đường hiện hành.

4. Công nghệ thi công

Các bước công nghệ thi công công trình ứng dụng vải địa kỹ thuật xây dựng nền đường trên đất yếu thực hiện ở hình 4.

vải địa kỹ thuật, vải địa kỹ thuật không dệt, vải địa kỹ thuật dệt, vải địa

Hình 4: Các bước thi công

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét