Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Vải địa kỹ thuật - Quy định - Chỉ dẫn kỹ thuật phần 1

Vải địa kỹ thuật - Quy định - Chỉ dẫn kỹ thuật phần 1

1. Miêu tả

Hạng mục này bao gồm công việc cung cấp, rải vải địa kỹ thuật vào vị trí thiết kế như một phần của nền đường, trong phạm vi xử lý nền đất yếu,… Các quy định của mục 03400 - Xây dựng nền đắp, 03300 - Đào bỏ vật liệu không thích hợp, sẽ được tham chiếu và coi như một phần của Chỉ dẫn kỹ thuật này.

2. Vật liệu vải địa kỹ thuật

Trừ khi trong hồ sơ thiết kế có chỉ định khác hoặc Tư vấn giám sát có yêu cầu khác, vải địa kỹ thuật tuỳ vào mục đích sử dụng phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật sau:

2.1 Vải địa kỹ thuật dùng ngăn cách đất yếu và nền đắp, tầng lọc thoát nước:

- Loại không dệt

- Cường độ chịu kéo theo phương dọc và ngang (TCVN 8871-1: 2011): >= 12 kN/m;

- Cường độ chịu kéo giật (TCVN 8871-1: 2011): >= 0,8 kN;

- Cường độ chịu xé rách (TCVN 8871-2: 2011): >= 0,3 kN;

- Khả năng chống xuyên thủng CBR (TCVN 8871-3: 2011): >= 1500N

- Độ giãn dài khi đứt (TCVN 8485: 2010): < 65%;

- Kích thước lỗ biểu kiến (TCVN 8871-6: 2011):

+ O95 =< 0,43mm với đất có d15>0,075mm

+ O95=< 0,25mm với đất có d50>=0,075mm >= d15

+ O95 >=0,075mm với đất có d50 < 0,075mm

Trong đó d15 và d50 lần lượt là đường kính hạt của đất mà các hạt có đường nhỏ hơn nó chiếm 15% và 50% theo trọng lượng.

- Độ thấm đơn vị (ASTM D4491):

+ >= 0,5 s-1 với đất có d15 >0,075mm

+ >= 0,2 với đất có d50 >= 0,075mm >= d15

+ >= 0,1 với đất có d50 <0,075mm

- Độ bền tia cực tím (ASTM D4355): Cường độ >50% sau 500 giờ chịu tia cực tím.

2.2 Vải địa kỹ thuật dùng ngăn cách lớp kc mặt đường:

- Loại không dệt

- Cường độ chịu kéo theo phương dọc và ngang (TCVN 8871-1: 2011): >= 25kN/m

- Cường độ chịu kéo giật (TCVN 8871-1: 2011): >= 1,50kN

- Cường độ chịu xé rách (TCVN 8871-2: 2011): >= 0,77 kN

- Khả năng chống xuyên thủng CBR (TCVN 8871-3: 2011): >= 3990N

- Độ giãn dài khi đứt (TCVN 8485: 2010): =< 65%

- Kích thước lỗ biểu kiến (TCVN 8871-6: 2011):

+ O95 =< 0,43mm với đất có d15>0,075mm

+ O95=< 0,25mm với đất có d50>=0,075mm >= d15

+ O95 >=0,075mm với đất có d50 < 0,075mm

Trong đó d15 và d50 lần lượt là đường kính hạt của đất mà các hạt có đường nhỏ hơn nó chiếm 15% và 50% theo trọng lượng.

- Độ thấm đơn vị (ASTM D4491):

+ >= 0,5 s-1 với đất có d15 >0,075mm

+ >= 0,2 với đất có d50 >= 0,075mm >= d15

+ >= 0,1 với đất có d50 <0,075mm

- Độ bền tia cực tím (ASTM D4355): Cường độ >50% sau 500 giờ chịu tia cực tím.

2.3 Vải địa kỹ thuật dùng để gia cường:

- Loại dệt

- Vật liệu: Polyester.

- Cường độ chịu kéo khi đứt (TCVN 8871-1: 2011): theo phương dọc >= 200kN/m, theo phương ngang >= 50kN/m.

- Cường độ chịu kéo giật (TCVN 8871-1: 2011): >= 1,8kN

- Khả năng chống xuyên thủng CBR (TCVN 8871-3: 2011): >= 4000N

- Độ giãn dài khi đứt theo phương dọc và ngang (TCVN 8871-1: 2011):  15%;

- Kích thước lỗ biểu kiến (TCVN 8871-6: 2011):

+ O95 =< 0,43mm với đất có d15>0,075mm

+ O95=< 0,25mm với đất có d50>=0,075mm >= d15

+ O95 >=0,075mm với đất có d50 < 0,075mm

Trong đó d15 và d50 lần lượt là đường kính hạt của đất mà các hạt có đường nhỏ hơn nó chiếm 15% và 50% theo trọng lượng.

- Độ thấm đơn vị (ASTM D4491):

+ >= 0,5 s-1 với đất có d15 >0,075mm

+ >= 0,2 với đất có d50 >= 0,075mm >= d15

+ >= 0,1 với đất có d50 <0,075mm

- Độ bền tia cực tím (ASTM D4355): Cường độ >50% sau 500 giờ chịu tia cực tím.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét